Một số giải pháp “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

Lượt xem:

Đọc bài viết

Giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong trường mầm non.

1. Giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong trường mầm non.
• Thứ nhất; công tác chỉ đạo:
Để đạt được mục tiêu giáo dục; Nhà trường xác định “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đó là nhiệm vụ then chốt trong năm học; là thực hiện đổi mới trong công tác quản lý và đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục.
Sau khi kết thúc từng năm học; Nhà trường đã tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, môi trường giáo dục. Trên cơ sở kiểm tra rà soát, trường đã kịp thời tham mưu với cấp quản lý về kinh phí; đồng thời có kế hoạch đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, học liệu cần thiết cho nhóm/lớp.
Chỉ đạo giáo viên làm đồ chơi tự tạo phù hợp với điều kiện địa phương, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học thân thiện, phong phú, đáp ứng nhu cầu phát triển và tạo điều kiện tối đa cho trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vai trò xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển của trẻ mầm non.
Công tác CS-ND-GD thực hiện chương trình Giáo dục mầm non theo Văn bản Hợp nhất số 01/2021 do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành.
Thu hút sự quan tâm và huy động các nguồn lực của phụ huynh, cộng đồng, xã hội đóng góp xây dựng môi trường hoạt động giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.

* Thứ hai; Tổ chức thực hiện.
Cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, môi trường giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, thông qua “ Học bằng chơi- Chơi mà học” của trẻ và thích ứng với thời đại CNH- HĐH đất nước; chỉ đạo giáo viên đã xây dựng môi trường lớp học thân thiện, gần gũi, an toàn, phù hợp với từng chủ đề .
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến với cộng đồng, thông qua hội nghị phụ huynh học sinh, bảng tuyên truyền của trường, lớp. Huy động nguồn xã hội hóa từ phụ huynh và các tổ chức xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường tự tạo như: khu vui chơi; bộ đồ chơi vận động; tặng chậu hoa, tạo vườn rau, làm những gian hàng, giúp trẻ có điều kiện tham gia vui chơi, giải trí. Bởi, hoạt động chơi còn là tiền đề quan trọng để hình thành những dạng hoạt động khác như học tập, lao động.
Kết hợp phong trào thi đua tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ trang trí nhóm lớp có nội dung phong phú, bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi bằng các hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
Môi trường giáo dục với không gian phòng học thoáng mát, hình ảnh sinh động các cháu được làm quen thông qua các hoạt động học với những mẫu chuyện, bài thơ, hoạt động tạo hình, âm nhạc, khám phá môi trường xung quanh, trẻ được thực hành, trải nghiệm, học cách giải quyết vấn đề, khám phá cái mới nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo trẻ.
Bên cạnh đó, giáo viên cần bố trí không gian phù hợp: về số lượng, vị trí các góc hoạt động phù hợp với diện tích và không gian lớp học, góc động xa góc tĩnh. Bởi môi trường giáo dục trong nhà trường mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động chơi và trải nghiệm một cách tích cực và hiệu quả;
Đến trường trẻ không những học tập, vui chơi mà Nhà trường còn tạo mọi điều kiện để trẻ được trãi nghiệm thực tế thông qua các hoạt động ngoài trời ở Khu vui chơi, góc thiên nhiên, vườn cổ tích, Tổ chức các trò chơi dân gian, ngày hội thể thao, vui chơi hội chợ…Thông qua các hoạt động Những biến đổi về chất trong tâm lí của trẻ, chuyển sang một giai đoạn phát triển cao hơn.
Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục trong thực hiện Chương trình GDMN; Chú trọng giáo dục phát triển hành vi, thói quen tốt cho trẻ; Giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; Nhằm phát huy tính tìm tòi, sáng tạo, nhanh nhẹn của giáo viên và các cháu.
Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng,
đồ chơi, kịp thời phát hiện, để khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non. Nhà trường luôn
Đặc biệt trong năm học qua, với sự hỗ trợ nhiệt tình của các bậc phụ huynh đã cùng Nhà trường xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. Tham gia Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện đạt; cấp tỉnh đạt kết quả.
2. Kết luận:
Từ những thực tiễn trong công tác giáo dục mầm non, Trường mầm non Lý Sơn xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ, từng nhóm để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển một cách toàn diện.
Đồng thời; tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường/ lớp, giúp cho việc hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ phát triển tốt. Qua đó tạo động lực cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy hết khả năng và sự sáng tạo trong việc thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường ngày một phát triển bền vững.